Mẹo sử dụng tủ nấu cơm hiệu quả và bền lâu

meo-su-dung-tu-nau-com-hieu-qua-va-ben-lau

Tủ nấu cơm là thiết bị phục vụ cho các nhà bếp công nghiệp, quán ăn có lượng nhu cầu thực khách lớn mỗi ngày, chức năng chính của tủ nấu cơm là nấu và hấp thực phẩm với số lượng lớn tiết kiệm thời gian, chi phí cho người sử dụng. Chính vì lợi thế tủ nấu cơm mang lại mà hiện nay nhiều bếp ăn đã đưa tủ nấu cơm vào sử dụng và trở thành một thiết bị hỗ trợ không thể thiếu. Nhưng không phải bất kì người sử dụng nào cũng có thể sử dụng tủ nấu cơm một cách hiệu quả nhất và đạt đến tuổi thọ tối đa của máy, thông qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những mẹo giúp cho quá trình sử dụng đạt kết quả tốt nhất và kéo dài thời gian tuổi thọ của máy để có thể sử dụng lâu dài nhất có thể.

1. Sử dụng tủ nấu cơm đạt hiệu quả cao

Trước khi tiến hành nấu cơm bạn nên vệ sinh sạch sẽ các khay bên trong tủ nấu cơm, cho gạo vào các khay nấu, bạn chú ý không nên nén gạo bên trong khay quá chặt vì như vậy sẽ khiến cho gạo không thể chín đều bạn chỉ nên dàn đều gạo lên trên khay là được .

Cho khay vào đúng các rãnh được thiết kế để giữ các khay bên trong tủ. Đóng tủ và cài chặt các chốt bên ngoài.

su-dung-tu-nau-com-dat-hieu-qua-cao

Tiến hành kiểm tra lại các vị trí như nguồn điện, dây nguồn ở tủ nấu cơm điện hoặc các ống dẫn khí gas , van gas và hãy chắc chắn rằng đường cấp nước cho tủ đã được mở trước khi cho máy hoạt động.

Trong quá trình hoạt động của tủ, người sử dụng nếu mở cửa tủ kiểm tra cần chú ý vị trí đứng vì nhiệt hơi nước bên trong là rất cao có thể gây bỏng nếu bạn không chú ý, khi mở tủ nên đứng ở bên phải cửa tủ (chiều thuận theo hướng mở cửa tủ) che bớt lượng nhiệt thoát ra ảnh hưởng trực tiếp vào bạn. Đây là điều quan trọng cần chú ý để an toàn cho người sử dụng.

Kết thúc thời gian nấu hấp thực phẩm, trước khi mở tủ lấy thực phẩm, người sử dụng cần ngắt nguồn cấp năng lượng cho máy hoạt động, chờ trong khoảng 5 phút để giảm nhiệt bên trong và lấy thực phẩm bên trong ra ngoài.

2. Vệ sinh

Sau khi kết thúc quá trình hoạt động và không còn sử dụng nữa người dùng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ những vụn thực phẩm còn sót bên trong máy để tránh tình trạng gỉ sét và đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho lần sử dụng sau. Đặc biệt chú ý vệ sinh kĩ lưỡng vị trí thanh nhiệt bên trong của máy không để các vụn thức ăn rơi bám vào thanh nhiệt quá nhiều và để quá lâu, để có thể kéo dài tuổi thọ thanh nhiệt sử dụng bền nhất có thể.

3. Vị trí đặt máy

Vị trí đặt tủ cần sạch sẽ, khô thoáng và sạch sẽ tránh đặt tủ nấu cơm tại các vị trí có độ ẩm cao vì như vậy sẽ làm gia tăng tốc độ gỉ sét của tủ nấu cơm

4. Lượng nước cung cấp cho tủ nấu cơm

Trong suốt quá trình sử dụng tủ nấu cơm lượng nước tại khoang chứa nước lúc nào cũng phải vượt qua độ cao của thanh nhiệt , nếu nước quá cạn sẽ làm cháy hỏng thanh nhiệt, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong của máy. Người sử dụng cần đảm bảo phao cấp nước tự động của máy vẫn hoạt động bình thường khi sử dụng tủ nấu cơm mà không túc trực theo dõi.

5. Bảo trì theo định kì

Trong thời gian dài sử dụng dù tủ nấu cơm không có xuất hiện bất kì vấn đề nào nhưng bạn vẫn nên gửi máy đến đơn vị bán tủ nấu cơm tiến hành bảo trì theo định kì, để có thể kịp thời phát hiện các “bệnh ngầm” máy gặp phải mà người sử dụng không thể kiểm soát được, kịp thời sửa chữa đảm bảo tuổi thọ tối đa cho máy sử dụng bền lâu nhất có thể.

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ và sử dụng tủ nấu cơm một cách đúng hơn, đạt hiệu quả cao trong công việc và có thể sử dụng tủ nấu cơm lâu dài mang lại lợi nhuận nhiều nhất trong quá trình sử dụng. Nếu bạn có những thắc mắc mà chúng tôi vẫn chưa giải đáp trong bài bạn có thể để lại cho chúng tôi câu hỏi vấn đề của bạn chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời trong thời gian sớm nhất.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]